LUẬT TÁI SINH
Luật Tái Sinh
Quyển Isis Unveiled là tác phẩm đầu tiên của HPB, bởi khi ấy bà chưa thông thạo cách viết bằng Anh ngữ sách chưa được hoàn chỉnh như ý muốn và có những sai sót. Về sau trong bộ The Secret Doctrine, HPB tìm cách chữa lại các sai lầm này cũng như bằng nhiều bài viết trên các tạp chí TTH. Bài dưới đây nằm trong mục đích ấy, đăng trên báo The Path, vol. 1, số 8 tháng 11, 1886 nói về luật tái sinh. Ta chỉ trích dịch các đoạn chính yếu và lượt qua những ý không còn hợp thời.
Tái sinh, nghĩa là việc xuất hiện của cùng một cá nhân hay đúng hơn là thể tìnhcảm của họ, hai lần trên địa cầu thì không phải là luật trong thiênnhiên mà là ngoại lệ, tựa như trẻ thơ sinh ra có hai đầu. Trước đó ta có việc vi phạm luật điều hòa trong thiênnhiên, và sự tái sinh như vậy chỉ xẩy ra khi thiênnhiên tìm cách tái lập sự quân bình bị xáo trộn, mang phàm ngã bị gạt ra khỏi cuộc sống do tội phạm hay tai nạn, trở lại đời sống trên trần.
Như thế, trong trường hợp phá thai, trẻ thơ chết sớm, tật dại khờ hay si ngốc không chữa được, dự tính ban đầu của thiênnhiên nhằm sinh ra con người hoàn hảo đã bị gián đoạn. Thành ra trong khi vật chất thô kệch của mỗi thực thể này bị phân tán sau khi chết trong không trung bao la, phần tinhthần bất tử và phàmngã của đương sự phải cố gắng lần nữa để thực hiện mục đích của cơ Trời; điều trước sẽ tuôn ánh sáng thiêngliêng của nó lên các thể và điều sau sẽ làm linh hoạt chúng.
Chỉ dạy trong triết lý Bí truyền của Ấn giáo và triết lý Hy Lạp cũng như mọi triết lý giá trị nói rằng sau một thời gian dài ngắn ở Kama Loka thuộc cõi trung giới, thể này tan biến mất. Khi mỗi lần thể tìnhcảm một ai thay vì tan rã vào cuối khoảng thời gian tự nhiên trong một thân xác, lại bị:
– đẩy ra ngoài một cách dữ dằn vì chết sớm hay tai nạn, và
– do phần việc chưa làm xong bắt buộc phải tái hiện (tức cùng thể tìnhcảm nối kết với cùng chân thần bất tử) lần nữa trên trần, hầu hoàn tất công việc còn dở dang. Do vậy nó ‘phải cố gắng lần nữa để thực hiện mục đích của cơ Trời’ hay luật.
ta gọi đó là ‘việc vi phạm luật điều hòa trong thiênnhiên’ dù mọichuyệndo Karm ấn định.
Nếu trí não đã pháttriển thành linh hoạt thì không có việc tái sinh ngay lập tức trên trần, vì ba thể của con người đã kết hợp với nhau và họ có thể sinh hoạt; nhưng khi con người mới này có ba thể chưa trọn vẹn (trên trần và do đó cũng y vậy sau khi chết) như nơi ai si ngốc, thì điểm linh quang bất tử soi sáng nó phải quay trở lại đời sống phàm trần, vì chưa làm trọn trong lần tái sinh thứ nhất. Bằng không, phàmngã và linhhồnthiêngliêng bất tử không thể cùng tiến và vào cõi Devachan. Tinhthần đi theo con đường song song với đường của vật chất, và sự tiến hóa tinhthần diễn ra tay trong tay với sự tiến hóa của vậtchất.
Triếtlýbítruyền dạy rằng:
1.
– Không có việc tái sinh tức thì trên trần cho Chân thần như một số người chủ trương, và cũng hoàn toàn không có việc xuất hiện lần thứ hai của phàmngã, trừ các ngoại lệ như đã ghi.
Tuy nhiên:
– Có việc tái sinh theo định kỳ của Chânnhân bất tử, vì Chânnhân ấy là căn nguyên của mỗi lần tái sinh mới, là sợi dây xỏ xuyên qua cái này sau cái kia những phàmngã hay các thể huyễn hoặc ta gọi là con người, mà Chânnhân tái sinh trong đó theo cuộc luân hồi.
– Các lần tái sinh như thế có khi cách nhau 1.500, 2.000, vàngaycả 3.000 nămsống trong cõi Devachan.
2.
– Thượng trí, điểm linh quang trải qua vòng luân hồi với Chân thần, từ đầu tới cuối giai đoạn linh hoạt Manvantara, là con người thật hay Chânnhân.
– Chânnhân đi theo Chân thần thiêngliêng, cái cho nó sự sống tinhthần và tính bất tử, vào Devachan. Vì vậy nó không thể được tái sinh trước ngày giờ ấn định, hay tái xuất hiện trên trần hữu hình lẫn vô hình trong thời gian đó.
3.
– Bốn nguyên lý còn lại, gồm hạ trí, thểtìnhcảm và thể sinh lực, prana lập tức tan rã, và chúng thuộc về phàmngã, không vào được cõi Devachan. Điều sau là trạngthái an lạc, là phần thưởng cho mọi đau khổ không đáng bị trong đời, và điều chi thúc giục con người phạm tội lỗi, tức bản tánh si mê ở đời, thì không thể có chỗ trong Devachan.
Thế nên các thể không tái sinh được bỏ lại ở Kama Loca, thoạt tiên như là vậtchất sót lại, và về sau như là phản chiếu trong gương ở cõi tìnhcảm. Nó có hành động mơ hồ phai lạt dần rồi tan biến hẳn. Ta nên nhớ là triếtlýbítruyền chủ trương rằng ngoại trừ ai rất đỗi độc ác với tội lỗi chất cao như núi, thường thì không có trừng phạt cho đa số người sau khi chết, mà luật nhân quả chờ đợi con người ở bậc thềm của lần tái sinh kế. Con người chỉ là phương tiện đáng thương cho điều ác, không ngừng tạo nhân mới và khung cảnh mới. Họ không luônluôn có tráchnhiệm, nên đó là lý do có giai đoạn nghỉ ngơi và an lạc ở Devachan, tạm thời hoàntoàn không biết đến các nỗi khổ và đau buồn trong đời.
Phần thưởng hay sự trừng phạt ở cõi thanh cho thai nhi chưa sinh ra, chưa kể tới việc không có cơ hội thể hiện các tiềm năng thiêngliêng của linhhồn, là gì ? Hay ai bị si ngốc từ lúc sinh ra, khả năng trí tuệ chỉ bằng hai hay ba phần của người bỉnh thường, và do vậy không có tráchnhiệm về hành vi của mình ? Đó là những ngoại lệ ghi ở trên.
Triết lý đó dạy rằng thiênnhiên không hề để công việc dở dang; nếu lần đầu không xong thì nó sẽ làm lại. Khi tạo ra phôi thai con người, chủ ý của thiênnhiên là con người ấy được hoàn hảo về thể chất, trí não và tinhthần. Không một ai hoàn tất chu kỳ của họ cho tới khi được vậy, và làm sao thực hiện được việc ấy trừ phi có nhiều lần tái sinh.
Quan niệm sai lầm trong Ấn giáo khiến tín đồ sợ hãi việc con người có thể tái sinh làm thú, hay ngay cả làm cây cỏ và ngược lại. Tuy nhiên triếtlýbítruyền dạy rằng thiênnhiên tiến hóa luôn đi tới mà không hề đi lui, một khi phần thiêngliêng đi qua các hình thể thấp là kim thạch, thảo mộc, thú cầm lên tới hình dạng người, nó không hề trở lại làm thú, ngoại trừ theo nghĩa đạo đức và do vậy chỉ có ý ví von.
Như thế điều muốn nói là cái nguyênlý mà không tái sinh trừ trườnghợp ngoại lệ đã nêu, là phàmngã, phần thực thể giả tạm trong kiếp ngắn ngủi này của ta dưới tên khác; còn phần nào tái sinh theo luật Karma là Chânnhân. Sự lẫn lộn giữa hai điều này là gốc rễ của hiểu lầm, thế thì cái nào là cái nào.
1. Đầu tiên ta có TinhThần bất tử, vô phái tính, vô sắc tướng arupa, phát sinh từ điều duy nhất chung, còn gọi là Chân Thần.
2. Vận cụ của nó là Linhhồnthiêngliêng, Chân Nhân, gồm sự tích tụ trong Trí năng Manas mà vào cuối mỗi kiếp sẽ thêm vào mình phần tinh hoa của kiếp đó, tựa như hương của đóa hoa không còn nữa.
Phàm ngã hay cái tôi giả tạm là gì ? Nó là mớ gồm dục vọng, ước nguyện, thương và ghét mà con người biểu lộ trên trần trong một kiếp dưới dạng một cái tôi. Chắc chắn không phải cái tôi này, ông A, bà B hay ai khác, người lầm lẫn, duy vật, là kẻ bất tử hay được tái sinh.
Trọn mớ Cái Tôi ấy, cái tôi thấy được, biến mất sau khi chết, tựa như y trang của vai mà diễn viên đóng được trút khỏi thân hình họ, sau khi họ rời sân khấu và lên giường ngủ. Diễn viên lập tức trở lại y như là họ trước đó từ lúc sinh, và không còn là vai cô Loan hay chàng Dũng họ đã diễn trong vài giờ. Không có gì thuộc mớ ấy được mang sang lần tái sinh kế, ngoại trừ hạt giống của Karma tương lai mà Manas có thể đã kết hợp với phần bất tử, họp với phần này thành Chân Nhân đã mất thể xác trong cõi Devachan.
Về phần bốn nguyênlý thấp (hạ trí, tìnhcảm, prana, thể sinh lực) chúng đã được sách vở ghi lại nhiều như là hồn ma bóng quế hay là vỏ, phần sẽ phai nhạt dần rồi biến mất theo thời gian. Một số người đã lầm lẫn phần tạm thời này với Chân Nhân bất tử. Triết lý TTH nói rằng Atma và Buddhi sau khi chắt lọc từ thượng trí phần tinh hoa của phàm ngã kiếp vừa xong, đi vào cõi Devachan; trong khi ấy các nguyênlý thấp, phần vỏ hay phàmngã, không còn phần tinhthần hay chân thần thiêngliêng, sẽ ở lại cõi Kama Loka.
Không phàmngã nào tái sinh trên trần trừ ba trườnghợp ngoại lệ đã ghi, nay ta thêm trườnghợp thứ tư là hành động chủ ý có cân nhắc của bậc đạo sư khi dùng trở lại thểtìnhcảm của kiếp trước. Thể ấy không thuộc về thân xác hay linhhồn, và càng không thuộc tinhthần bất tử của người.
Trước khi bàn về ý cho rằng linh hồn người đã khuất trở về thăm hỏi người còn sống, ta cần giải quyết ổn thỏa câu hỏi ‘Có chất liệu nào để linhhồn khoác lên người chăng?’ Chân Thần thuộc về tinh chất chưa phân hóa nên vô hình dạng, nhưng trí năng Manas có thể kết hợp với thểtìnhcảm thành huyễn thể Mayavi Rupa. Sau cái chết, tính chất tốt đẹp nhất, cao cả nhất, thanh khiết nhất của Mana thăng hoa cùng với Chân Thần thiêngliêng vào cõi Devachan, nơi của ai đi ra hay xuống cõi trần, trừ khi vào lúc tái sinh.
Thế thì cái gì xuất hiện dưới mặt nạ là Chân Nhân hay linhhồn của người đã khuất ? Đó là thểtìnhcảm đã được bỏ lại hay là vỏ, với sự trợ giúp của tinh linh. Bởi ta được dạy là chỉ những bậc tiến xa như vị Dhyan Chohan, các đấng cao cả như vị Nirmanakaya mới có thể dùng ý chí tạo thể cho mình, làm bằng vật chất hết sức thanh nhẹ.
Đây là tên gọi các vị đại sư đã tiến rất cao trên đường hiểu biết và chân lý tới mức không cần vào Devachan. Mặt khác các ngài từ chối sự an lạc của Niết bàn để trợ giúp nhân loại, bằng cách hướng dẫn vô hình và giúp đỡ con người trên cùng đường tiến hóa. Tuy nhiên các thể này không phải là vỏ trống không mà gồm các nguyênlý3, 4, 5, 6 và 7. Trong khi đó so với người đã khuất, thểtìnhcảm là vật rơi rớt, cặn bã còn sót lại khi họ qua đời, và khi thể ấy hiện ra thì đó không phải là chính nhân vật như họ nói, mà chỉ là hình bóng của họ. Trung Hoa gọi thể này là ‘hồn’, xem nó không phải là tinhthần, linhhồn hay bất cứ gì thuộc về cá nhân đã chết mà nó đại diện, mà chỉ là phản ảnh của họ.
Triết lý của Theosophy giản dị chỉ là tiếng vọng trung thành của hiểu biết từ cổ xưa. Con người chỉ là Đơn thể vào lúc khởi thủy và kết cục của mình. Không một triết gia nào mà không tin vào:
– Thuyết tái sinh
– Con người có nhiều nguyênlý trong mình, hay con người có hai Linhhồn phân biệt với bản chất khác nhau; một cái hư hoại là phàmngã và cái kia không hư hoại và bất tử là chânngã.
– Thểtìnhcảm sau khi chết hay là vỏ thì không phải là con người mà nó đại diện, chẳng phải tinhthần hay thể xác mà cao lắm chỉ là phản ảnh của họ.
Điều này đã được Ấn giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, người Hy Lạp, Ai Cập, Chaldean, Pythagoras và Socrates, đại thi sĩ Homer của Hy Lạp (trong chuyện trường thiên nổi tiếng Iliad, Homer mô tả thểtìnhcảm chỗi dậy, thoát ra khỏi thể xác bị giết chết của Patroclus nằm trên đất; hay chuyện Odyssey, Telemachus không nhận ra cha mình Odysseus sau 10 năm vắng mặt, mà nói ‘Không, ông không phải cha tôi, ông là ma quỉ tìm cách quyến dụ tôi !), các nhân vật thông thái và giác ngộ thuộc mọi thời đại giảng dạy.
Thiên Tài
(The Path, vol. 1, số 27 tháng 11, 1889)
Nay ta nói sơ qua về thiên tài. Đó là gì và vì sao thật hiếm có ? Nó có phải là quà tặng của Trời ? Và nếu vậy tại sao có người được và kẻ khác có trí não chậm lụt hay luôn cả bị si ngốc ? Chỉ có ai duy vật mới cho rằng thiên tài là ngẫu nhiên mà sinh ra, hên xui may rủi, hay tùy thuộc vào các nguyênnhân thể chất mà thôi. Ngoài ra chỉ còn một giải thích khác là đồng ý với người tin vào một thượngđế cá nhân.
Triếtlýbítruyền dạy rằng thiên tài không do tay người tạo ra ngoại trừ chính Tinhthần của họ. Nó là chính bản chất của chânngã ta, tiếp tục đan những canh chỉ của đời mới vào tấm vải luân hồi trên khung cửi thời gian, từ thuở ban đầu cho tới chung cuộc của chu kỳ rộng lớn của sự sống.
Thiên tài nơi một ai chỉ là nỗ lực thành công ít nhiều của chânngã, trong việc chứng tỏ mình nơi cõi của thân xác trong đời sống thường nhật của cái sau. Chânnhân của một Newton, một Shakespeare thì cùng bản chất và chất liệu như Chânnhân của một kẻ dốt nát, ai khùng điên, hay ngay cả người khờ dại, và sự biểu lộ của thiên tài bên trong tùy thuộc vào cấu tạo sinh lý và thể chất của con người xác phàm. Không Chânnhân nào khác biệt với Chânnhân nào khác về bản chất và tính cách. Điều làm một người phàm là kẻ tài ba và người khác là kẻ thô lậu, vụng về thì như đã nói, là do tính chất và cấu tạo của thể xác hay lớp vỏ bên ngoài, và việc não bộ cùng cơ thể đủ hay không đủ sức truyền và biểu lộ sự sáng của con người thật bên trong; và sự thích hợp hay không thích hợp này tới phiên nó là hệ quả của Karma.
Nói ví von thì con người phàm là nhạc cụ và Chânnhân là nhạc sĩ trình diễn. Tiềm năng của một khúc nhạc với âm thanh tuyệt vời nằm trong vật trước - tức nhạc cụ - và không một tài năng nào của người sau cóthể tạo ra một hòa âm không lỗi lầm nào từ một nhạc cụ bị gẫy hay được chế tạo rất dở. Sự hòa điệu này tùy thuộc vào việc truyền đi xác thực, bằng lời hay hành động, tới cõi trần, hay tưtưởngthiêngliêngcủa lời tận nơi sâu thẳm trong hồn. Trong thí dụ của chúng ta, con người phàm có thể là cây vĩ cầm Stradivarius vô giá, hay cây đàn rẻ tiền nứt nẻ, hay cây đàn trung bình giữa hai cái trước, trong tay của nhạc sĩ đại tài Paganini phả hồn vào đàn.
Tất cả các nước cổ xưa biết điều này, và thờ phượng không phải con người phàm hay phàmngã mà là Tinhthầnthiêngliêng, bị giam hãm bên trong cái phàmngã ấy. Huyềnbíhọc, vì vậy, không dạy điều chi mới mẻ khi xác nhận triết lý nói ở trên. Khi khai triển chân lý siêu hình, nó chỉ tô điểm sau rốt bằng cách giải thích vài chi tiết. Thí dụ nó dạy là việc có trong con người các quyền năng sáng tạo khác nhau - ta gọi là thiên tài nói chung - thì không phải do may rủi không có mắt, không có do tínhchất bẩm sinh nhờ di truyền tuy thuyết atavism hay nhấn mạnh các khả năng ấy, mà do sự tích tụ những kinhnghiệm cá nhân trước đó của Chânnhân trong một hay nhiều kiếp. Bởi tuy có bảnchất toàn tri, nó vẫn cần có kinhnghiệm qua những phàmngã của nó về chuyện dưới trần, hầu áp dụng kết quả của sự toàn tri vào chuyện đời. Triếtlý của chúng tôi nói thêm là việc vun trồng các khả năng qua nhiều kiếp, phải chót hết đạt tới tột đỉnh vào một kiếp là sự bộc phát của thiên tài, theo hướng này hay hướng kia.
Đại thiên tài, vì vậy, nếu quả thật và bẩm sinh, mà không phải chỉ là sự mở rộng bất thường của trí não con người, không hề mô phỏng hay bắt chước, mà luônluôn độc đáo, có tính sáng tạo riêng biệt và thành đạt riêng. Tựa như hoa súng khổng lồ bung ra từ khe đất vùng sỏi đá ở cao nguyên cao nhất của vùng Nilgiri Hills, Ấn Độ, thiên tài đích thật chỉ cần cơ hội là bừng lên và nẩy nở giữa thanh thiên bạch nhật trên đất khô cằn nhất, vì dấu hiệu của nó luônluôn không nhầm lẫn được. Thiên tài, sớm hay muộn, sẽ lộ ra và càng bị đè nén và che khuất chừng nào, ánh sáng của việc đột nhiên xuất hiện sẽ càng chói lọi.
Mặt khác, thiên tài nhân tạo, thường bị lầm lẫn với điều trên, thực ra chỉ là hệ quả của việc học hỏi và luyện tập lâu dài, sẽ không là gì hơn ánh sáng của cây đèn cháy trước cửa đền; nó có thể cho luồng sáng dài ngang qua con đường nhưng bên trong tòa nhà tối đen. Và như mọi tínhchất của thiênnhiên có song tính - nghĩa là mỗi điều có thể dùng cho hai mục đích, xấu cũng như tốt - thiên tài nhân tạo sẽ phản lại chính mình. Được sinh ra từ sự hỗn loạn của cảm xúc cõi trần về quan năng nhận biết và ghi lại có ký ức giới hạn, nó sẽ mãi mãi là nô lệ cho thân xác, và bởi thân xác ấy do khuynhhướng tự nhiên của vậtchất là hỗn độn, sẽ đưa ngay cả điều gọi là thiên tài lớn nhất, tới phần tiên khởi của nó là hỗn loạn hay điều ác hay trần gian.
Như thế, giữa thiên tài đích thật và thiên tài nhân tạo, một bên sinh ra từ ánh sáng của Chânngã bất diệt, bên kia từ cõi trần hay thuần túy do trí não con người và tìnhcảm, có một hố sâu chỉ được bắt ngang qua bởi ai hằng muốn tiến tới; ai chớ hề mất dấu ngôi sao dẫn đường là linhhồn và trí tuệ thiêngliêng mà ta gọi là Tuệ Giác hay Buddhi - Manas, ngay cả khi chìm sâu trong vậtchất. Điều sau không giống như điều trước là cần được vun trồng.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng kẻo có tàn lụi hay mai một chỉ áp dụng cho thiên tài nhân tạo, điều là kết quả của văn hóa và thuần túy là nét sâu sắc của trí não. Nó không phải là ánh sáng trực tiếp của linhhồn sáng suốt, vì thiên tài đích thật phát sinh từ bản chất cao của ta hay Chânnhân, không thể nào chết đi. Ấy là tại sao nó rất hiếm, với tỷ lệ như một trong chục triệu người. Nói thêm thì thiên tài nhân tạo luônluôn hay đưa con người tới cực độ tốt hay xấu, do ánh sáng nhân tạo của cái trí cõi trần phát ra. Hôm nay nó dẫn ai có thiên tài ấy tới đỉnh cao dang vọng, may mắn mà hôm sau khiến họ rơi xuống hố sâu tuyệt vọng, đáng hổ thẹn, thường vì tội lỗi.
Huyềnbíhọc dạy rằng cá tính con người với ngũ quan vật chất bén nhậy dễ bị thu hút vào phần thấp là phàmngã hơn là phần cao tức chânngã, nên triết lý đương thời biết nhiều về thiên tài thấp mà không biết gì về loại thiên tài tinhthần cao hơn, ghi nhận tính lập dị của điều trước và những loại tính tình kỳ lạ khác. Nên lẽ tự nhiên là người ta nhầm lẫn điều nọ với điều kia, và không định nghĩa được thiên tài đích thật, và biện luận với họ chỉ vô ích, hay nói cho họ biết là thiên tài lớn lao và chân thật chiếu át trí não sáng chói nhất của người, tựa như mặt trời làm mờ nhạt ánh sáng của ngọn lửa ngoài đồng trống; rằng nó không hề lập dị tuy luônluôn ...; và ai có thiên tài chân thật chớ hề có đam mê thú tính vậtchất. Theo quan điểm của huyềnbíhọc, chỉ tínhchất vị tha lớn lao như của đức Phật hay đức Jesus, cùng vài vị giống hai ngài, trong lịch sử, là pháttriển Thiên Tài trọn vẹn.
Ý tưởng rằng mỗi người có một ‘linhhồn’, và là vận cụ của linhhồn (hay thiên tài) xem ra hết sức kỳ quặc ngay cả cho ai tin như vậy, và người duy vật sẽ cho đó là mê tín dị đoan tệ hại. Mà mê tín dị đoan là gì ? Quả đúng là ta sợ hãi điều mà ta không thể giải thích rõ ràng với chính mình, như trẻ con ở trong bóng tối, người có học lẫn kẻ dốt nát tin rằng trong bóng tối có nhiều ma quái ẩn núp do ta tạo ra. Bóng tối chỉ là một chữ khác nói về cảnh giới vô hình và những gì ta không thấy, và các ‘ma quái’ ấy chứng tỏ là bóng tối thực ra trống không ngoại trừ sự hiện diện của ta.
Vậy nếu nói rộng ra, ‘mê tín’ là niềm tin vào những gì bên trên và bên ngoài ngũ quan vậtchất, mà nó cũng là sự nhìn nhận khiêm tốn là có những điều trong vũ trụ và quanh ta mà con người không biết chi về chúng. Theo nghĩa ấy ‘mê tín’ thành cảm xúc không phải là không hợp lý nửa kinh sợ nửa khâm phục, cùng với lòng ngưỡng mộ và tôn kính, hay với lòng sợ hãi, tùy cảm nhận của ta. Và niềm tin ấy hữu lý nhiều hơn là nói như ai học nhiều và cho rằng không có gì, ‘không có chi cả trong bóng tối đó’; hay có thể có gì vì họ, kẻ thông thái, không thấy có gì.
Có khói thì phải có lửa. Nơi đâu có hơi nước thì nơi đó phải có nước. Tuyên bố của chúng tôi dựa trên một sự thật vĩnh cửu: Thiên tài và sự đau khổ không đáng phải chịu chứng tỏ con người có một Chânnhân bất tử, và có tái sinh trong đời.